eco town hoc mon, du an eco town, ban dat eco town, dat nen tp hcm, ban nha hoc mon, ban dat hoc mon, mua ban nha dat hoc mon, ban nha hoc mon, eco town gia re
Quy
hoạch chung của Hà Nội và Tp. HCM:
- Hà Nội: dự báo dân số ở 05 đô
thị vệ tinh của Thủ đô đến năm 2020 khoảng 700.000 người, đất xây dựng đô thị
khoảng 24.300ha. Đến nam 2030, có 1,3 – 1,4 triệu người sinh sống trên 35.200ha
đất xây dựng đô thị;
- Tp. HCM: vùng phát triển đô thị
bao gồm 13 quận nội thành hiện hữu và 06 quận mới, thị trấn thuộc huyện, các đô
thị phát triển. Khu nội thành cũ gồm 13 quận nội thành hiện hữu rộng khoảng
14.200ha, khu nội thành phát triển gồm 06 quân mới rộng khoảng 35.200ha.
“Sống ly tâm” đang trở
thành khái niệm mới trong xã hội hiện đại, thể hiện qua việc di cư ngược từ
trung tâm thành phố ra vùng ven của một bộ phận người tiêu dùng. Đấy là những
người muốn được hưởng một cuộc sống đích thực, sống hài hòa giữa thiên nhiên.
Ngày càng nhiều người chọn công thức “làm việc nội thành, sống ở
vùng ven”, tạo nên một làn sóng tách khỏi đô thị với mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống. Mỗi sáng,
họ có thể nghe tiếng chim thánh thót trên những tán cây, xem cá lội dưới hồ,
ngắm sương giăng trên đỉnh núi và chiêm nghiệm phong cách sống chậm.
Các chuyên gia đô thị học gọi đây là hiện tượng đô thị hóa
ngược. Khái niệm này dùng để chỉ sự di dân từ đô thị trở về nông thôn. Trong
khi người nghèo từ các vùng quê và vùng ven di cư vào thành phố, một bộ phận
người trung lưu và thượng lưu lại chọn cách “ly tâm”, di cư ngược từ trung tâm
ra ngoại thành hoặc các địa phương lân cận. Hiện tượng này thường thấy ở những
thành phố lớn.
Tiến sĩ Trương Hoàng Trương, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển, nhìn nhận: “Tình trạng giá nhà đất quá cao, môi trường ô nhiễm, giao thông trì trệ… là một số nguyên nhân chính khiến người dân nội thành di cư ngược. Hiện nay, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. HCM có hai làn sóng: Làn sóng thứ nhất là người lao động có thu nhập trung bình, nhưng vẫn muốn an cư. Họ chấp nhận đi xa một chút để mua căn hộ giá trung bình; Làn sóng thứ hai là một bộ phận người có thu nhập khá và thu nhập cao tìm mua những căn nhà rộng, thoáng đãng, đầy đủ tiền ích tại các vùng ven”.
Tiến sĩ Trương Hoàng Trương, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển, nhìn nhận: “Tình trạng giá nhà đất quá cao, môi trường ô nhiễm, giao thông trì trệ… là một số nguyên nhân chính khiến người dân nội thành di cư ngược. Hiện nay, tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. HCM có hai làn sóng: Làn sóng thứ nhất là người lao động có thu nhập trung bình, nhưng vẫn muốn an cư. Họ chấp nhận đi xa một chút để mua căn hộ giá trung bình; Làn sóng thứ hai là một bộ phận người có thu nhập khá và thu nhập cao tìm mua những căn nhà rộng, thoáng đãng, đầy đủ tiền ích tại các vùng ven”.
Phù hợp với chủ trương giãn dân
Làn sóng di cư ngược của người dân thành phố cũng phù hợp với
chủ trương giãn dân của Tp. HCM và Hà Nội. Theo đề án điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng Tp. HCM đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, diện
tích đất xây dựng khoảng 100.000ha, dân số của thành phố sẽ đạt khoảng 10 triệu
(không tính khách vãng lãi và tạm trú), trong đó, các quận nội thành là
7,4 triệu người. Thành phố sẽ có 04 khu đô thị mới gồm: khu đô thị Thủ Thiêm
(Q.2), cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), Tây Bắc (huyện Hóc Môn và Củ Chi) và khu
công nghệ cao (Q.9).
Hỗ trợ cho kế hoạch giãn dân là nhiều dự án hạ tầng giao thông
kết nối giữa Tp. HCM với những quận, huyện và tỉnh thành lân cận. Sự thuận lợi
trong việc đi lại là lý do để nhiều người mạnh dạn chuyển đến nơi ở mới. Họ lựa
chọn các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, được xem là sân sau của Tp. HCM trong xu thế giãn dân và chiến lược liên
kết vùng để phát triển kinh tế.
Các địa phương này đều thực hiện chiến lược xây dựng hệ thống
giao thông, hạ tầng đồng bộ, tạo ra diện mạo mới trong quy hoạch. Đại lộ Đông
Tây thông suốt giúp Tp. HCM đến cửa ngõ phía Tây dễ dàng. Trong tương lai, dự
án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, giúp việc đi lại từ thành phố đến
quận Thủ Đức và tỉnh Bình Dương sẽ rút ngắn. Đồng Nai trở nên gần Tp. HCM hơn
khi hàng loạt dự án giao thông được nâng cấp và đường cao tốc Tp. HCM – LongThành – Dầu Giây được xây dựng.
Theo Quy hoạch chung đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội cũng
đang phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm khu vực đô thị trung tâm và 05 đô
thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông hiện đại.
Ai có thể Sống ly tâm?
Đón đầu làn sóng di cư ngược, một số dự án BĐS gồm cả biệt tự,
nhà liền kề và căn hộ dần xuất hiện ở các vùng ven, đáp ứng nhu cầu tìm nơi an
cư xa phố thị của nhiều gia đình. Bà Thanh Hương, TGĐ Công ty CP Hưng Gia Việt,
cho biết: “Đa phần những người chọn cuộc sống ven đô không bận tâm đến vấn đề
tài chính, thường quan tâm về việc mình có được sống trong không gian thật sự
thoáng đãng sạch đẹp, hạ tầng chỉn chu hay không. Họ đặt yếu tố này lên hàng
đầu, hơn cả giá nhà đất cao hay thấp”.
Tiến sĩ Trương Hoàng Trương cho rằng trong điều kiện hiện tại,
những người thích hợp với cuộc sống ly tâm đa phần có thu nhập khá và công việc
linh động. Họ có thể vào trung tâm thành phố bằng phương tiện cá nhân tiện dụng
như ô tô. Quan niệm “nhà quê” giờ đã thay đổi nên điều kiện sống tại vùng ven
phải khá cao, nhà có sân vườn để đáp ứng nhu cầu họp mặt người thân, bạn bè vào
dịp cuối tuần của nhiều gia đình Việt Nam.
Mô
hình nông thôn trong đô thị ở Pháp và bài học cho Việt Nam
Tiến
sĩ Trương Hoàng Trương cho biết, thị dân Pháp thích chọn không gian nông thôn
làm nơi cư trú. Tình hình an ninh tốt, giao thông thuận lợi, phương tiện đi
lại đảm bảo đã đáp ứng tối đa cho sở thích này. Vào các ngày làm việc, họ từ
nơi cư trú ở nông thôn lái xe đến sở làm trong thành phố rồi về lại nhà
vào chiều tối. Còn vào những ngày nghỉ, họ có thể ở nhà tận hưởng không khí
trong lành, yên tĩnh của vùng đồng quê.
Từ
những năm 1960, chính phủ Pháp đã có chính sách quy hoạch và phát triển đô
thị theo mô hình nông thôn trong đô thị. Đơn cử như Dự án Quy hoạch và phát
triển vùng Ile de France (SBRIF). Dự án xác định rõ 50% diện tích đất của dự
án dành cho phát triển đô thị, 25% dành để phát triển nông thôn – sản xuất
nông nghiệp, 25% còn lại là rừng hoặc công viên cây xanh tự nhiên. Vành đai
quy hoạch cho dự án rộng 20km, cách trung tâm Paris 10km và được bảo vệ trong
20 năm, thời hạn được nêu trong bản đồ quy hoạch chi tiết.
Đây cũng là kinh nghiệm quý báo
cho Việt Nam trong quá trình thực hiện giãn dân. Nếu những vùng ven đón làn
sóng di cư không được quan tâm về mặt quy hoạch một cách bài bản sẽ dẫn đến
tình trạng xây dựng tự phát, chiếm dụng không gian sống công cộng, đường xá
bị thu hẹp…
|
Để đạt
diện tích bình quân đầu người là 100m2/người vào năm 2020, Việt Nam cần khoảng
450.000ha đất đô thị. Tuy nhiên hiện nay, diện tích này chỉ đạt 105.000ha.
Và một trong những dự án nổ bất ở khu vực phía tây TP. HCM , Eco Town Hóc Môn đang triển khai rất tốt với giá cả hợp lý và phương thức thanh toán linh hoạt dài hạn đã đáp ứng được nhu cầu ở cung như an cư của cư dân khu vực xung quanh và nhưng ai muốn tận hưởng cuộc sống xanh và hòa nhập với thiên nhiên.
Eco Town - Hóc Môn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét